Mẹo bảo dưỡng xe đạp Nhật Bản mùa mưa (phần 3)
Bảo dưỡng, vệ sinh một chiếc xe đạp Nhật Bản không đơn giản là bạn xịt nước cho trôi hết bùn đất bên ngoài. Với những chiếc xe đắt tiền, giá lên đến hàng chục triệu cũng yêu cầu cách bảo dưỡng khắt khe hơn do nhiều chi tiết cũng như bộ phận xe cao cấp hơn. Dù xe đạp của bạn ở tầm giá nào, việc hiểu cách bảo dưỡng tốt là điều nên làm.
Mẹo bảo dưỡng xe đạp Nhật Bản mùa mưa (phần 3) . Sau bước 1 – vệ sinh sơ bộ bên ngoài mà NGHĨA HẢI đã lưu ý trong bài viết trước, bài viết này tiếp tục hướng dẫn bạn cách vệ sinh xe đạp Nhật Bản đúng cách nhất.
Sau khi đã làm sạch phần lớn vẻ ngoài, phần tiếp theo đòi hỏi phải tỉ mỉ hơn trong từng chi tiết nhỏ, yếu tố quan trọng hơn nhiều so với việc rửa xe đạp địa hình Nhật Bản. Bạn tiến hành tháo rời các bộ phận nhỏ hơn trên xe như: bánh trước/sau (trục); cổ phốt; giảm xóc; trục giữa… Đa số các mẫu xe đạp địa hình nhập khẩu đời mới, chỉ cần thao tác rất đơn giản để có thể tháo rời các chi tiết lớn. Một số chi tiết nhỏ hơn như cổ phốt, cùm phanh, trục thì phải dùng bộ dụng cụ riêng (vít, lục giác).
Bảo trì cho xe đạp đúng cách
Sau khi tháo rời hai trục trước và sau, tháo cổ phốt xe và bộ giảm xóc phía trước để vệ sinh. Đối với loại xe đạp Nhật Bản có giảm xóc trước dạng bơm dầu, bạn nên kiểm tra trên thanh cổ phốt xem có vết dầu, hoặc vết bẩn do chảy dầu hay không. Nếu phát hiện các vết này, thường thì do nguyên nhân là bị rách phớt dầu bên trong. Bạn nên thay phớt dầu vì cũng khá đơn giản và dễ dàng mua tại Hà Nội. Sau đó sử dụng dung dịch RP7 xịt quanh hai thanh của giảm xóc. Lau bằng khăn sạch, bôi thêm mỡ chịu nhiệt (mỡ Cantex, có độ dẻo cao) vào hai thanh giảm xóc và lỗ cổ phốt.
Nên sử dụng loại mỡ chịu nhiệt Cantex có bán sẵn trên thị trường để duy trì việc bôi trơn bên trong các chi tiết của xe đạp Nhật Bản. Trong quá trình thực hiện bạn cũng nên đi găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Lưu ý khi dùng xe đạp vào mùa mưa
Tiếp theo, tháo rời hai trục của bánh xe (trục giữa và trục sau) để vệ sinh bộ phận vòng bi ở bên trong. Vòng bi là bộ phận rất quan trọng, nếu phát hiện cát hoặc bùn phía trong ổ bi bạn phải tháo ra và vệ sinh sạch sẽ rồi bôi mỡ chịu nhiệt vào bên trong. Cơ cấu ổ bi của cả ba trục (moay-ơ) đều giống nhau, việc vệ sinh và tháo lắp cũng trên nguyên lý như nhau.
Trục giữa là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất, nên thường xuyên kiểm tra ổ bi phía bên trong. Như vậy là đã hoàn tất vệ sinh chi tiết xe đạp Nhật Bản.
Để được tư vấn mua xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp Nhật Bản, bạn vui lòng liên hệ đến NGHĨA HẢI ELECTRIC BIKE – 77 TÔN ĐỨC THẮNG, HÀ NỘI. Hotline: 01689988777.
Xe đạp Nghĩa Hải phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 120 năm, đến từ YOKOHAMA , Nhật Bản. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp mini Nhật ,xe đạp cào cào, xe đạp địa hình nhập khẩu , xe đạp thể thao nhật bản , xe đạp trẻ em